Tạo ra được một cốt truyện tuyệt vời dường như là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Có hàng triệu câu chuyện ngoài kia, và chỉ một phần nhỏ trong số đó được ca ngợi và tôn vinh nhờ cốt truyện. Thế nên chắc chắn là những cốt truyện ấy phải có gì đó đặc biệt. Chúng phải khác biệt theo một cách nào đó để có thể nổi bật giữa vô vàn câu chuyện khác, đúng không? Không hẳn. Phần lớn các câu chuyện đều có chung một cốt truyện cơ bản nếu bạn phân tích nó đến tận cùng. Trên thực tế, những câu chuyện cực kỳ thành công và được khen ngợi thường là những câu chuyện sử dụng cấu trúc cốt truyện “chuẩn” này.
Vậy cấu trúc cốt truyện “chuẩn” là gì và nó có thể giúp bạn tạo ra hoặc cải thiện câu chuyện của mình như thế nào? Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng: không có cốt truyện thường đồng nghĩa với một câu chuyện không hay, nhưng có cốt truyện chưa chắc đảm bảo câu chuyện của bạn sẽ tuyệt vời. Một câu chuyện có hay hay không phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng viết thay vì phụ thuộc vào cốt truyện, bởi ngay cả cốt truyện sơ sài nhất cũng có thể trở nên tuyệt vời dưới tay một người viết giỏi.
Nhưng không cần lo lắng quá về điều đó vội. Xây dựng cốt truyện là một trong những bước đầu tiên trong giai đoạn lên ý tưởng cho câu chuyện, cùng với các bước khác như xây dựng nhân vật. Vì vậy hãy xử lý những bước đó trước, rồi sau đấy mới tính đến việc chuyển ý tưởng thành một tác phẩm hay.

Cốt truyện là một chuỗi các sự kiện có tác động lẫn nhau. Đừng nhầm lẫn với hành động, hành động là thứ thúc đẩy cốt truyện đi tiếp nhưng nó không tự tạo ra cốt truyện, nó chỉ là hành động mà thôi.
Vậy làm sao mà hầu hết các câu chuyện trên đời lại có chung một “chuỗi sự kiện”? Chẳng lẽ Chúa tể những chiếc nhẫn lại có cùng cốt truyện với Vua sư tử hay Chiến tranh giữa các vì sao? Thật ra thì đúng vậy. Mỗi cốt truyện đều có thể định nghĩa như sau:
• Ai đó muốn điều gì đó.
• Ai đó hoặc điều gì đó cản trở mong muốn ấy.
• Mong muốn ấy được hoàn thành (hoặc không).
Chẳng hạn:
• Chúa tể những chiếc nhẫn: Frodo muốn hủy chiếc nhẫn → những sinh vật xấu xa cản đường → Frodo hủy được chiếc nhẫn.
• Vua sư tử: Simba muốn làm vua → Scar cản đường → Simba làm vua.
• Star Wars phần 4: Luke muốn cứu Leia → phe bóng tối cản trở → Luke cứu được Leia.
• Star Wars phiên bản khác: Darth Vader muốn thống trị tất cả → phe tốt ngáng đường → phe tốt thắng (nhưng đây không phải cốt truyện chính, vì Vader không phải nhân vật chính).
Bạn có thể nghĩ: “Không được. Bạn đang đơn giản hóa các câu chuyện một cách quá thể đáng.” Chính thế. Gần như mọi câu chuyện đều có thể rút gọn thành 3 điểm này – đây là điểm khởi đầu tuyệt vời để phát triển thêm. Sau khi có được “bộ xương”, bạn có thể đắp thêm “thịt” vào, nhưng cần có xương trước đã.

Nếu bạn vẫn nghĩ câu chuyện của mình phức tạp hơn 3 điểm trên, rất có thể bạn đã nhầm hoặc là câu chuyện của bạn không có cốt truyện thực sự, hoặc bạn thuộc số ít những người theo một cấu trúc cốt truyện khác. Điều đó không ổn ư? Có thể, hoặc không. Nhưng tôi thật sự không nhớ ra một ví dụ nào hay ho (và quen thuộc) mà không tuân theo 3 bước này. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là không có trường hợp nào ngoài kia.
Điều này không có nghĩa là một số cốt truyện ít phức tạp hơn những cốt truyện khác. Một số cốt truyện bao gồm các yếu tố như “yêu cầu”, “mối đe dọa” và những yếu tố khác, nhưng chúng ta sẽ đi sâu vào những điều đó sau.
Một số cốt truyện trở nên phức tạp hơn khi có nhiều nhân vật được xem là nhân vật chính, nhưng ngay cả thế, tất cả những gì bạn có chỉ là nhiều phiên bản khác nhau của 3 bước kia. Ngay cả nhân vật phản diện cũng tuân theo3 bước đó, như tôi đã chỉ ra trong ví dụ “Star Wars phiên bản thay thế” ở trên. Tuy nhiên, vì câu chuyện thường được kể từ góc nhìn của nhân vật chính nên những bước đó không được xem là cốt truyện mà chỉ là một phần của “những chướng ngại cản đường”. Vậy liệu chúng ta có thể rút gọn các bước hơn nữa, thành chỉ “ai đó muốn gì đó” và “họ có đạt được hay không”? Xét về mặt kỹ thuật thì có, “ai đó hoặc điều gì đó cản trở” là phần cực kỳ quan trọng khiến câu chuyện hấp dẫn. Không có các “chướng ngại”, câu chuyện sẽ nhanh chóng trở nên nhàm chán. Nó cũng không tạo nên một câu chuyện dài, trừ khi bạn viết một hành trình rất dài ở giữa, nhưng như đã đề cập trước đó, hành động không đồng nghĩa với cốt truyện.

Đã đến lúc bắt tay vào việc tạo một cốt truyện thật sự. Chúng ta đã biết 3 điểm chính cần tuân theo và sẽ tìm hiểu sâu hơn về những yếu tố khác mà bạn có thể muốn thêm vào, nhưng trước tiên, chúng ta cần bắt đầu với mục tiêu của câu chuyện. Mục tiêu của câu chuyện là yếu tố ảnh hưởng đến nhiều nhân vật và chi tiết trong câu chuyện của bạn nhất; trong nhiều trường hợp, đó chính là điều mà nhân vật chính mong muốn đạt được. Phá hủy một chiếc nhẫn, trở thành vua, và giải cứu Leia lần lượt là các mục tiêu trong Chúa tể những chiếc nhẫn, Vua sư tử, và Star Wars phần 4.
Một khi bạn đã có mục tiêu cho câu chuyện, việc thêm thắt vào cho đến khi có được một câu chuyện hoàn chỉnh sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhưng hãy đi từng bước một cách chậm rãi. Bạn có thể đã có một mục tiêu, nhưng cũng phải có khát khao đi kèm. Tại sao nhân vật của bạn lại muốn điều đó? “Không vì lý do gì cả” không phải là câu trả lời mà bạn tìm kiếm trong trường hợp này. Nhân vật của bạn cần phải “thật” và sống động. Tất cả chúng ta đều làm điều gì đó vì một lý do nào đó. Vì thế, mục tiêu cũng cần phải có một động cơ rõ ràng đằng sau.

Một câu chuyện hay phải có những hậu quả khi nhân vật chính không đạt được mục tiêu, điều này tạo ra sự căng thẳng và khiến cả người đọc lẫn nhân vật chính đều quan tâm hơn đến mục tiêu đó. Nếu không có hậu quả thực sự về việc nhân vật chính có đạt được mục tiêu hay không thì có thể nhân vật chính sẽ không quan tâm lắm đến việc đạt được nó. Điều này thường không tạo ra một câu chuyện hay.
Trong Chúa tể những chiếc nhẫn, hậu quả rõ ràng là chiến thắng của cái ác và sự hủy diệt tất cả những gì tốt đẹp. Trong Chiến tranh giữa các vì sao, hậu quả là cả việc mất Leia và chiến thắng của cái ác. Trong Vua sư tử, hậu quả là Scar trở thành vua, điều này ban đầu không có vẻ gì là xấu đối với Simba.
Hậu quả không nhất thiết phải rõ ràng với các nhân vật, nhưng thường thì một câu chuyện hay nên có những hậu quả xấu đối với người đọc để tạo ra sự căng thẳng và từ đó, có lý do để họ tiếp tục đọc. Hậu quả có thể bất ngờ, thường gắn liền với phần kết (hoặc giải pháp), chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về phần kết sau.

Trong hầu hết các trường hợp, một câu chuyện hấp dẫn thường có nghĩa là các nhân vật phải chấp nhận rủi ro mất đi điều gì đó hoặc ai đó mà họ quý trọng. Đó có thể là những thứ đơn giản như tiền bạc, lòng tự trọng hay tình bạn, nhưng cũng có thể là sự hy sinh lớn nhất – tính mạng. Dù sao đi nữa, nguy cơ mất đi điều gì đó mà nhân vật quý trọng sẽ tạo ra một câu chuyện thú vị hơn.
Hãy lấy Chúa tể những chiếc nhẫn làm ví dụ. Frodo, Hội huynh đệ và tất cả đội quân sẵn sàng đặt tính mạng mình vào rủi ro để đảm bảo chiếc nhẫn bị phá hủy. Nếu không ai sẵn sàng liều mạng, họ sẽ chỉ đơn giản là chết đi hoặc phải tìm cách khác để phá hủy chiếc nhẫn. Một điều mà mọi người thường nhắc đến như một lỗ hổng trong cốt truyện là họ có thể dễ dàng sử dụng những con Đại bàng để phá hủy chiếc nhẫn, không bàn đến việc điều này có đúng hay không, nhưng rõ ràng điều đó sẽ không tạo ra một câu chuyện thú vị.
Tuy nhiên, thứ mà nhân vật của bạn phải đánh đổi không cần phải quá kịch tính, câu chuyện về một doanh nhân làm việc hết mình để thực hiện một dự án kinh doanh mới cũng có thể là một câu chuyện tuyệt vời, ngay cả khi rủi ro mà người đó phải đối mặt chỉ là một ít tiền dư, một chút tự ái và một giấc mơ. Cuối cùng, tất cả vẫn xoay quanh 3 điểm đã được đề cập ở phần đầu.

Mặc dù không đạt được mục tiêu có thể dẫn đến việc mất đi điều gì đó, nhưng hành trình cố gắng đạt được mục tiêu lại có thể mang đến nhiều lợi ích khác: những người bạn mới, cơ hội khám phá bản thân, tạo ra sự thay đổi trong cuộc sống của ai đó, hay đơn giản chỉ là nảy ra một ý tưởng mà bạn có thể dùng trong tương lai…
Đôi khi, những lợi ích này còn giá trị hơn nhiều so với phần thưởng mà việc đạt được mục tiêu mang lại, dù ban đầu nhân vật có mong đợi chúng hay không. Ví dụ, một người tốn vô số công sức để khiến ai đó yêu mình, nhưng cuối cùng không thành công. Tuy nhiên, trong quá trình đó, người ấy lại hiểu rõ hơn về một người bạn tốt bụng và người bạn này hóa ra lại là một nửa phù hợp hơn rất nhiều so với người ban đầu.
Yêu cầu
Đôi khi, đạt được mục tiêu có nghĩa là nhân vật sẽ bị yêu cầu thực hiện thêm điều gì đó. Ví dụ, muốn tìm được kho báu trong truyền thuyết thì trước tiên phải tìm ra bản đồ kho báu huyền thoại, hoặc việc theo đuổi một dự án kinh doanh có thể đòi hỏi phải làm việc nhiều giờ hơn và do đó, có ít thời gian ở nhà hơn. Mỗi yêu cầu như vậy đều có thể được xem là một sự hy sinh, và ở nhiều khía cạnh, điều này khá giống với ý “bằng mọi giá” đã đề cập ở phần 1, ngoại trừ việc “yêu cầu” là điều bắt buộc phải thực hiện, còn “bằng mọi giá” là những hy sinh khi không đạt được mục tiêu.
Bạn có thể xem những yêu cầu này như các chướng ngại bổ sung trên con đường đạt đến mục tiêu chính, từ đó tạo thêm lớp lang cho câu chuyện và sự phát triển nhân vật. Tuy nhiên, yếu tố này không nhất thiết phải xuất hiện trong truyện, và bạn cũng không cần quá lo lắng về việc phải thêm chúng vào ngay từ giai đoạn lên ý tưởng. Trong nhiều trường hợp, những yêu cầu này sẽ tự nhiên xuất hiện khi bạn viết, chẳng hạn như khi nhân vật chính cần sự giúp đỡ để đạt được mục tiêu vì họ không thể tự mình làm được, hoặc đơn giản là không thể “tìm ra kho báu trong truyền thuyết nếu không có bản đồ”.
Các mối đe dọa
Các mối đe dọa là những sự kiện cho thấy hậu quả có thể xảy ra của việc không đạt được mục tiêu, và có khả năng xảy ra sớm hơn dự đoán. Ví dụ, nhân vật chính nghĩ rằng còn ba tuần nữa kẻ thù mới tấn công, nhưng vì lý do nào đó, kẻ thù lại quyết định tấn công sớm hơn một tuần khiến nhân vật chính bị bất ngờ.
Các mối đe dọa là một cách tuyệt vời để tăng thêm căng thẳng cho câu chuyện và giúp cân bằng lại các yếu tố “yêu cầu” đã đề cập ở phần trước. Nếu nhân vật chính hoàn thành được quá nhiều yêu cầu thì mọi chuyện trở nên quá suôn sẻ thậm chí là quá dễ dàng, đặc biệt nếu những yêu cầu đó không phải là sự hy sinh lớn. Bên cạnh đó, các “yêu cầu” giúp tạo ra sự cân bằng khi trong truyện có quá nhiều mối đe dọa. Tuy nhiên, người đọc thường sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán khi xem một câu chuyện diễn tiến quá êm đềm hơn là khi xem một câu chuyện mà vị anh hùng liên tục phải đối mặt với thử thách ở mọi ngóc ngách. Dù vậy, bất kỳ yếu tố nào, nếu dùng quá nhiều cũng không tốt, vì thế đừng lạm dụng.
Kết thúc
Trước hết ta cần quyết định xem mình muốn một kiểu kết thúc như thế nào. Vậy có những kiểu kết nào? “Kết thúc có hậu” và “kết thúc buồn” là hai kiểu rõ ràng nhất và có lẽ cũng là những hình thức cổ xưa nhất. Bi kịch và hài kịch trong kịch cổ Hy Lạp đơn giản chỉ là những câu chuyện kết thúc buồn hoặc kết thúc vui. Tuy nhiên, người Hy Lạp cổ cũng có một thể loại gọi là “kịch châm biếm” (satyr play), phần nào tương tự với bi hài kịch (tragicomedy) hiện đại. Bi hài kịch ngày nay có nghĩa là câu chuyện không kết thúc bằng việc hoàn thành mục tiêu chính, nhưng cuối cùng vẫn có một kết thúc hạnh phúc, chẳng hạn như ví dụ đã đề cập trong phần “lợi ích”: một người theo đuổi ai đó để tìm kiếm tình yêu, nhưng trong quá trình ấy lại phát hiện ra một người khác phù hợp hơn nhiều.
Nếu đã có bi hài kịch thì ắt hẳn cũng có kiểu đối lập, và đúng là như vậy, dù đáng tiếc là không có từ dành riêng cho nó. Ta hãy tạm gọi nó là “hài bi kịch” (cometragedy) cho mục đích của bài hướng dẫn này. Ví dụ cho kiểu này là nhân vật chính cuối cùng cũng hẹn hò được với người trong mộng, nhưng rồi nhận ra cả hai hoàn toàn không hợp nhau.
Vậy ta có 4 lựa chọn:
• Hài kịch: Kết thúc có hậu
• Bi kịch: Kết thúc buồn
• Bi hài kịch: Kết thúc bất ngờ nhưng có hậu
• Hài bi kịch: Kết thúc bất ngờ nhưng buồn
Hành động leo thang (Rising action)
Nếu bạn đã đưa tất cả các yếu tố trên vào cốt truyện thì có lẽ bạn đã có khá nhiều hành động, căng thẳng và các yếu tố truyện khác. Tuy nhiên, hầu hết các câu chuyện đều có một hoặc một chuỗi sự kiện dẫn đến cao trào (climax). Những sự kiện này có thể là tất cả những sự kiện trong câu chuyện ảnh hưởng đến cao trào, hoặc cũng có thể chỉ là một “cú hích cuối cùng” ngay trước cao trào.Cả hai đều được, tùy bạn thích phương pháp nào hơn.
Nếu bạn theo phương pháp đầu tiên, hành động leo thang có thể là một chuỗi sự kiện như sau: công chúa bị bắt cóc, người anh hùng lên đường giải cứu, ác nhân phái tay sai đi cản trở, anh hùng cần và tìm sự giúp đỡ để đánh bại bọn tay sai, anh hùng và ác nhân chuẩn bị cho cuộc chiến. Cuộc chiến này sẽ là cao trào của câu chuyện vì nó quyết định người anh hùng có chiến thắng hay không. Tuy nhiên, đó cũng có thể chỉ là một phần của hành động leo thang. Người anh hùng có thể thua trận chiến, nhưng sau đó tìm ra một cách khác để cứu công chúa và thế giới.
Nếu bạn theo phương pháp thứ hai, hành động leo thang sẽ chỉ giới hạn trong “anh hùng và ác nhân chuẩn bị uýnh nhau”, có thể thêm vào phần “anh hùng cần và tìm kiến sự giúp đỡ để chiến đấu”. Các sự kiện khác vẫn có trong truyện, nhưng bạn có thể coi chúng là một phần của những yếu tố đã nói ở trên, như “yêu cầu” hay “các mối đe dọa”.
Sự khác biệt giữa hai phương pháp là gì? Thực ra không nhiều, chủ yếu là cách bạn đặt tên cho từng phần của cốt truyện để dễ tổ chức và quản lý. Một số người thích chia nhỏ mọi thứ để dễ thay đổi, số khác lại thích gom mọi thứ thành những phần lớn rồi chia nhỏ sau. Có người chọn cách hoàn toàn khác. Bạn theo cách nào cũng được, miễn sao bạn thấy hiệu quả.
Cao trào (Climax)
Sau tất cả các công đoạn chuẩn bị, đã đến lúc cao trào xuất hiện. Đó là sự kiện tối hậu định đoạt xem nhân vật chính có thành công hay không. Cao trào không phải là phần kết, nhưng thường nằm rất gần. Trận chiến cuối cùng giữa hai đạo quân khổng lồ sẽ quyết định bên thắng cuộc, nhưng một buổi gặp gỡ giữa doanh nhân và nhà đầu tư thì chưa chắc đã quyết định thương vụ thành công hay không.
Dù thế nào chăng nữa, cao trào vẫn là thời điểm căng thẳng nhất. Đó là phần “đáng giá” nhất với người đọc, là đích đến của tất cả diễn tiến từ đầu đến giờ. Cao trào thường lớn hơn bất kỳ yêu cầu hay mối đe dọa nào trước đó, dù không nhất thiết phải vậy. Tuy nhiên, cao trào sẽ dễ gây ấn tượng mạnh hơn nếu nó thực sự đủ gay cấn.
Hành động thoái trào (Falling action)
Sau cao trào là chuỗi sự kiện dẫn đến kết thúc. Chuỗi này có thể rất ngắn, đặc biệt là khi cao trào gần như chính là sự kiện quyết định mục tiêu có đạt được hay không. Tuy nhiên, đôi khi vẫn còn một vài điều cần giải quyết sau đó. Ví dụ, phe thiện có thể thắng trận, nhưng anh hùng vẫn cần phải đánh bại tên phản diện chính.
Không phải câu chuyện nào cũng có phần “hành động thoái trào” rõ rệt, nhiều truyện chỉ có cao trào và phần kết, đôi khi thêm một đoạn ngắn mô tả điều xảy ra sau đó. Tùy bạn muốn gì cho câu chuyện của mình mà lựa chọn cấu trúc phù hợp.
Phần kết (Resolution)
Phần kết là sự kiện cuối cùng định đoạt xem mục tiêu có được hoàn thành hay không. Liệu anh hùng có đánh bại được ác nhân hay không? Doanh nhân có theo đuổi thành công thương vụ hay không? Cuối cùng, nhân vật có tìm được tình yêu không?
Như đã nói, đoạn kết đôi khi là một phần của cao trào, nhưng cũng có thể là một cao trào phụ riêng biệt, hoặc một sự kiện hoàn toàn bất ngờ.
Phần kết cũng có thể bao gồm phần “đời sau đó” cho thấy cuộc sống của anh hùng sau khi đạt được hoặc không đạt được mục tiêu. Ví dụ, trong Chúa tể những chiếc nhẫn, phần kết là cảnh ra khơi về miền Tây xa xôi (và nhiều cảnh khác), còn trong Chiến tranh giữa các vì sao là cảnh ăn mừng, trao huy chương và Ewok nhảy múa.
Dù bạn có thêm phần “đời sau đó” hay không, thì đoạn kết chính là phần khép lại câu chuyện của bạn.
Hoan hô! Giờ thì bạn đã có một cốt truyện rồi đấy. Chỉ còn phải lấp đầy phần giữa, câu truyện, có khi là cả phần mở đầu nữa. Ủa sao mà còn lắm việc vậy =)))
Đôi khi, những lợi ích này còn giá trị hơn nhiều so với phần thưởng mà việc đạt được mục tiêu mang lại, dù ban đầu nhân vật có mong đợi chúng hay không. Ví dụ, một người tốn vô số công sức để khiến ai đó yêu mình, nhưng cuối cùng không thành công. Tuy nhiên, trong quá trình đó, người ấy lại hiểu rõ hơn về một người bạn tốt bụng và người bạn này hóa ra lại là một nửa phù hợp hơn rất nhiều so với người ban đầu.

Đôi khi, đạt được mục tiêu có nghĩa là nhân vật sẽ bị yêu cầu thực hiện thêm điều gì đó. Ví dụ, muốn tìm được kho báu trong truyền thuyết thì trước tiên phải tìm ra bản đồ kho báu huyền thoại, hoặc việc theo đuổi một dự án kinh doanh có thể đòi hỏi phải làm việc nhiều giờ hơn và do đó, có ít thời gian ở nhà hơn. Mỗi yêu cầu như vậy đều có thể được xem là một sự hy sinh, và ở nhiều khía cạnh, điều này khá giống với ý “bằng mọi giá” đã đề cập ở phần 1, ngoại trừ việc “yêu cầu” là điều bắt buộc phải thực hiện, còn “bằng mọi giá” là những hy sinh khi không đạt được mục tiêu.
Bạn có thể xem những yêu cầu này như các chướng ngại bổ sung trên con đường đạt đến mục tiêu chính, từ đó tạo thêm lớp lang cho câu chuyện và sự phát triển nhân vật. Tuy nhiên, yếu tố này không nhất thiết phải xuất hiện trong truyện, và bạn cũng không cần quá lo lắng về việc phải thêm chúng vào ngay từ giai đoạn lên ý tưởng. Trong nhiều trường hợp, những yêu cầu này sẽ tự nhiên xuất hiện khi bạn viết, chẳng hạn như khi nhân vật chính cần sự giúp đỡ để đạt được mục tiêu vì họ không thể tự mình làm được, hoặc đơn giản là không thể “tìm ra kho báu trong truyền thuyết nếu không có bản đồ”.

Các mối đe dọa là những sự kiện cho thấy hậu quả có thể xảy ra của việc không đạt được mục tiêu, và có khả năng xảy ra sớm hơn dự đoán. Ví dụ, nhân vật chính nghĩ rằng còn ba tuần nữa kẻ thù mới tấn công, nhưng vì lý do nào đó, kẻ thù lại quyết định tấn công sớm hơn một tuần khiến nhân vật chính bị bất ngờ.
Các mối đe dọa là một cách tuyệt vời để tăng thêm căng thẳng cho câu chuyện và giúp cân bằng lại các yếu tố “yêu cầu” đã đề cập ở phần trước. Nếu nhân vật chính hoàn thành được quá nhiều yêu cầu thì mọi chuyện trở nên quá suôn sẻ thậm chí là quá dễ dàng, đặc biệt nếu những yêu cầu đó không phải là sự hy sinh lớn. Bên cạnh đó, các “yêu cầu” giúp tạo ra sự cân bằng khi trong truyện có quá nhiều mối đe dọa. Tuy nhiên, người đọc thường sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán khi xem một câu chuyện diễn tiến quá êm đềm hơn là khi xem một câu chuyện mà vị anh hùng liên tục phải đối mặt với thử thách ở mọi ngóc ngách. Dù vậy, bất kỳ yếu tố nào, nếu dùng quá nhiều cũng không tốt, vì thế đừng lạm dụng.

Trước hết ta cần quyết định xem mình muốn một kiểu kết thúc như thế nào. Vậy có những kiểu kết nào? “Kết thúc có hậu” và “kết thúc buồn” là hai kiểu rõ ràng nhất và có lẽ cũng là những hình thức cổ xưa nhất. Bi kịch và hài kịch trong kịch cổ Hy Lạp đơn giản chỉ là những câu chuyện kết thúc buồn hoặc kết thúc vui. Tuy nhiên, người Hy Lạp cổ cũng có một thể loại gọi là “kịch châm biếm” (satyr play), phần nào tương tự với bi hài kịch (tragicomedy) hiện đại. Bi hài kịch ngày nay có nghĩa là câu chuyện không kết thúc bằng việc hoàn thành mục tiêu chính, nhưng cuối cùng vẫn có một kết thúc hạnh phúc, chẳng hạn như ví dụ đã đề cập trong phần “lợi ích”: một người theo đuổi ai đó để tìm kiếm tình yêu, nhưng trong quá trình ấy lại phát hiện ra một người khác phù hợp hơn nhiều.
Nếu đã có bi hài kịch thì ắt hẳn cũng có kiểu đối lập, và đúng là như vậy, dù đáng tiếc là không có từ dành riêng cho nó. Ta hãy tạm gọi nó là “hài bi kịch” (cometragedy) cho mục đích của bài hướng dẫn này. Ví dụ cho kiểu này là nhân vật chính cuối cùng cũng hẹn hò được với người trong mộng, nhưng rồi nhận ra cả hai hoàn toàn không hợp nhau.
Vậy ta có 4 lựa chọn:
• Hài kịch: Kết thúc có hậu
• Bi kịch: Kết thúc buồn
• Bi hài kịch: Kết thúc bất ngờ nhưng có hậu
• Hài bi kịch: Kết thúc bất ngờ nhưng buồn

Nếu bạn đã đưa tất cả các yếu tố trên vào cốt truyện thì có lẽ bạn đã có khá nhiều hành động, căng thẳng và các yếu tố truyện khác. Tuy nhiên, hầu hết các câu chuyện đều có một hoặc một chuỗi sự kiện dẫn đến cao trào (climax). Những sự kiện này có thể là tất cả những sự kiện trong câu chuyện ảnh hưởng đến cao trào, hoặc cũng có thể chỉ là một “cú hích cuối cùng” ngay trước cao trào.Cả hai đều được, tùy bạn thích phương pháp nào hơn.
Nếu bạn theo phương pháp đầu tiên, hành động leo thang có thể là một chuỗi sự kiện như sau: công chúa bị bắt cóc, người anh hùng lên đường giải cứu, ác nhân phái tay sai đi cản trở, anh hùng cần và tìm sự giúp đỡ để đánh bại bọn tay sai, anh hùng và ác nhân chuẩn bị cho cuộc chiến. Cuộc chiến này sẽ là cao trào của câu chuyện vì nó quyết định người anh hùng có chiến thắng hay không. Tuy nhiên, đó cũng có thể chỉ là một phần của hành động leo thang. Người anh hùng có thể thua trận chiến, nhưng sau đó tìm ra một cách khác để cứu công chúa và thế giới.
Nếu bạn theo phương pháp thứ hai, hành động leo thang sẽ chỉ giới hạn trong “anh hùng và ác nhân chuẩn bị uýnh nhau”, có thể thêm vào phần “anh hùng cần và tìm kiến sự giúp đỡ để chiến đấu”. Các sự kiện khác vẫn có trong truyện, nhưng bạn có thể coi chúng là một phần của những yếu tố đã nói ở trên, như “yêu cầu” hay “các mối đe dọa”.
Sự khác biệt giữa hai phương pháp là gì? Thực ra không nhiều, chủ yếu là cách bạn đặt tên cho từng phần của cốt truyện để dễ tổ chức và quản lý. Một số người thích chia nhỏ mọi thứ để dễ thay đổi, số khác lại thích gom mọi thứ thành những phần lớn rồi chia nhỏ sau. Có người chọn cách hoàn toàn khác. Bạn theo cách nào cũng được, miễn sao bạn thấy hiệu quả.

Sau tất cả các công đoạn chuẩn bị, đã đến lúc cao trào xuất hiện. Đó là sự kiện tối hậu định đoạt xem nhân vật chính có thành công hay không. Cao trào không phải là phần kết, nhưng thường nằm rất gần. Trận chiến cuối cùng giữa hai đạo quân khổng lồ sẽ quyết định bên thắng cuộc, nhưng một buổi gặp gỡ giữa doanh nhân và nhà đầu tư thì chưa chắc đã quyết định thương vụ thành công hay không.
Dù thế nào chăng nữa, cao trào vẫn là thời điểm căng thẳng nhất. Đó là phần “đáng giá” nhất với người đọc, là đích đến của tất cả diễn tiến từ đầu đến giờ. Cao trào thường lớn hơn bất kỳ yêu cầu hay mối đe dọa nào trước đó, dù không nhất thiết phải vậy. Tuy nhiên, cao trào sẽ dễ gây ấn tượng mạnh hơn nếu nó thực sự đủ gay cấn.

Sau cao trào là chuỗi sự kiện dẫn đến kết thúc. Chuỗi này có thể rất ngắn, đặc biệt là khi cao trào gần như chính là sự kiện quyết định mục tiêu có đạt được hay không. Tuy nhiên, đôi khi vẫn còn một vài điều cần giải quyết sau đó. Ví dụ, phe thiện có thể thắng trận, nhưng anh hùng vẫn cần phải đánh bại tên phản diện chính.
Không phải câu chuyện nào cũng có phần “hành động thoái trào” rõ rệt, nhiều truyện chỉ có cao trào và phần kết, đôi khi thêm một đoạn ngắn mô tả điều xảy ra sau đó. Tùy bạn muốn gì cho câu chuyện của mình mà lựa chọn cấu trúc phù hợp.

Phần kết là sự kiện cuối cùng định đoạt xem mục tiêu có được hoàn thành hay không. Liệu anh hùng có đánh bại được ác nhân hay không? Doanh nhân có theo đuổi thành công thương vụ hay không? Cuối cùng, nhân vật có tìm được tình yêu không?
Như đã nói, đoạn kết đôi khi là một phần của cao trào, nhưng cũng có thể là một cao trào phụ riêng biệt, hoặc một sự kiện hoàn toàn bất ngờ.
Phần kết cũng có thể bao gồm phần “đời sau đó” cho thấy cuộc sống của anh hùng sau khi đạt được hoặc không đạt được mục tiêu. Ví dụ, trong Chúa tể những chiếc nhẫn, phần kết là cảnh ra khơi về miền Tây xa xôi (và nhiều cảnh khác), còn trong Chiến tranh giữa các vì sao là cảnh ăn mừng, trao huy chương và Ewok nhảy múa.
Dù bạn có thêm phần “đời sau đó” hay không, thì đoạn kết chính là phần khép lại câu chuyện của bạn.
Hoan hô! Giờ thì bạn đã có một cốt truyện rồi đấy. Chỉ còn phải lấp đầy phần giữa, câu truyện, có khi là cả phần mở đầu nữa. Ủa sao mà còn lắm việc vậy =)))