Tác giả: Art Spiegelman
Reviewer: Đinh Phương Ly
Tôi đọc Mause lần đầu tiên cách đây nhiều năm. Khi ấy, cuốn sách thu hút tôi bởi chữ Thập ng.oặc to đùng. Tôi từng review nó một lần, và đây là lần thứ hai. Hình như chưa cuốn sách nào tôi viết giới thiệu tận hai bận như vậy.
Truyện được kể thông qua các cuộc “phỏng vấn” của tác giả – Artie, con trai của Vladek. Nội dung chủ yếu thể hiện dưới góc nhìn của Vladek – một người Do Thái Ba Lan đã sống sót khỏi nạn d.iệt chủng của Đức Quốc Xã. Tôi nói là chủ yếu bởi có một số đoạn, dù rất ngắn, được kể qua phản ứng của Artie, chẳng hạn như việc Artie bị PTSD sau khi mẹ anh tự s.át. Còn việc mẹ anh tự t.ử lại là do bà bị PTSD chiến tr.anh.
Quay lại với Vladek, ông là một người thông minh, tháo vát, lý trí đến mức lạnh lùng, nhưng chính những điều đó, cộng với may mắn, đã giúp ông sống sót. Mở đầu tác phẩm là câu nói của Vladek: “Bạn bè ấy à? Muốn biết bọn bé là thế nào thì cứ nhốt hết vào trong kín phòng một tuần, không thức ăn. Lúc đó ta sẽ biết ai là bạn.”
Đoạn đầu truyện là Ba Lan ngay trước chiến tr.anh, cuộc sống rất êm đềm. Thế rồi ngọn lửa chiến tr.anh lan đến ngoài suy nghĩ (thật ra là hy vọng) của người dân, cuộc sống bị đảo lộn. Ai cũng khổ nhưng người giàu đỡ khổ hơn, có nhiều cơ hội sống sót hơn tuy không phải tất cả những những người giàu có đều thoát chết. Nhờ có tài sản sẵn có, gia đình Vladek vẫn sống khá ung dung giai đoạn đầu nhưng cùng sự gia tăng chi.ến sự, chút êm ả cuối cùng cũng biến mất. Người thân trong nhà ch.ết dần, đứa con trai cả của Vladek phải gửi đi với hy vọng nó sẽ may mắn qua khỏi.
Vladek xoay xở mọi cách để lẩn trốn nhưng cuối cùng vẫn bị tóm đến Auschwitz. Ông ở đây 10 hay 12 tháng gì đó. Khoảng 2 tháng đầu, cuộc Sống của ông khá hơn đồng loại rất nhiều nhờ ông dạy tiếng Anh cho một gã Gestapo. Đây không phải lần duy nhất trong tác phẩm cho tôi thấy biết/giỏi ngoại ngữ có thể cứu vớt đời ta như thế nào. Ở đoạn trước, nhờ giỏi tiếng Đức, Anja – vợ Vladek – đã tranh thủ được cho gia đình một khoảng thời gian ở nhờ quý báu. Thời gian sau, tình cảnh khốn đốn hơn nhiều, sức khỏe Vladek suy giảm rõ rệt nhưng ông luôn thể hiện tính cách nhanh nhạy, khôn khéo, thói quen biết lo xa và điều đó cứu mạng ông vô số lần.
Có thể nói Auschwitz là địa ng.ục trần gian với điều kiện sống tồi tệ, tinh thần thì luôn bị đàn áp. Làm sao người ta có thể chịu được cảnh mỗi ngày đều bước qua x.ác chết của đồng loại, ngửi mùi mỡ đồng loại cháy khét bốc lên từ ống khói gần đấy? Làm sao người ta vẫn sống khi tự tay kéo những cái x.ác biến dạng của đồng loại ra khỏi phòng hơi ngạt mỗi ngày? Rõ ràng là c.hết quách đi còn đỡ hơn nhưng đa số vẫn chiến đấu với vận mệnh để được sống cho đến khi không thể tiếp tục hơn nữa. Tôi nghĩ có lẽ hy vọng là vũ khí của họ. Hy vọng rằng ngày mai tất cả những chuyện tồi tệ này sẽ chấm dứt. Hy vọng cuộc chiến sẽ kết thúc và cuộc sống sẽ trở lại như xưa. Và đúng là có những người đã chờ được đến thời điểm đó, cho dù trên thực tế, họ mãi mãi kẹt lại ở Auschwitz. Giống như Anja, bà ấy vốn yếu đuối, nhiều năm sau khi chiến tr.anh chấm dứt, bà tự kết l.iễu cuộc đời mình. Hay ngay cả người mạnh mẽ như Vladek cũng không thực sự thoát khỏi ký ức k.inh hoàng ở tr.ại tập trung.
Điểm sáng hiếm hoi trong thế giới u ám đó là Mancie. Cô ấy tận tình giúp đỡ Vladek và Anja liên lạc với nhau dù biết chắc chắn rằng nếu bị phát hiện, mình sẽ t.iêu đời, chỉ bởi vì “nếu hai người yêu nhau đến thế thì tôi sẽ giúp”. Trên đời này quả thực có người như vậy sao? Tiếc rằng không ai biết về sau Mancie như thế nào, Vladek nhiều lần tìm kiếm mà tuyệt không dấu vết.
Lần đầu tiên tôi đọc Mause là mượn của bạn người Pháp cùng lớp cao học, không ngờ có ngày nó được dịch sang tiếng Việt. Sách bìa cứng, dày, giá không rẻ nhưng tôi nghĩ rất xứng đáng mua, không mua hơn phí.