Có những lúc, lựa chọn dùng dấu câu nào phụ thuộc vào sắc thái tình cảm mà người viết muốn thể hiện.
Ví dụ 1
Anh chồng thông báo với vợ mình sẽ đi công tác ba ngày. Cô vợ hí hửng lôi bồ về nhà. Hai anh chị đang á hự thì người chồng đột ngột quay về và bắt quả tang sin nằm trên cos. Cô vợ kinh ngạc, hốt hoảng: “Em tưởng ngày kia anh mới về?!”
Ví dụ 2
Anh chồng thông báo với vợ mình sẽ đi công tác ba ngày nhưng vì lịch trình thay đổi nên anh về sớm hơn. Vừa về tới nơi, anh thấy vợ đang sơn lại phòng ngủ. Cô vợ ngạc nhiên: “Em tưởng ngày kia anh mới về. Hôm nay rảnh rỗi, em tranh thủ dọn dẹp chút.”
Cùng là một câu “em tưởng ngày kia anh mới về” nhưng ở trong hai tình huống khác nhau nên sử dụng dấu câu khác nhau. Ở ví dụ 1, câu nói mang sắc thái nghi vấn gián tiếp (Em tưởng ngày kia anh mới về cơ mà, sao giờ này đã về rồi?), đồng thời cảm xúc xao động mạnh nên có thể thêm dấu chấm cảm đằng sau dấu chấm hỏi để nhấn mạnh cảm xúc. Trong ví dụ 2, câu “em tưởng ngày kia anh mới về” chỉ đơn thuần mô tả suy nghĩ của người vợ nên dùng dấu chấm bình thường.