Tác giả: Camilla Lackberg
Phát hành: Nhã Nam
NXB Văn học
Thời gian: 2015
Đang đà vấn đề ấu dâm nên tôi chọn Công chúa băng giữa một list truyện chờ đọc. Tuy nhiên, mãi đến cuối truyện, tình tiết này mới được đề cập trong vài câu kể. Ngược lại, tôi đánh giá cao sự hiểu biết của tác giả về bạo lực gia đình. Vòng tròn bạo lực, tâm lý người bị bạo lực được viết rất tốt.
Vụ án được ghép lại từ các mảnh vụn do nam nữ chính tìm ra. Nếu không có mấy màn tình tứ tào lao thì tôi sẽ thích hơn. Cốt truyện tốt, tình tiết đủ gay cấn, đủ éo le, tiếc là tác giả không khai thác hết tấn bi kịch của các nhân vật.
Tội ác trong Công chúa băng không nằm ở vụ án giết người mà chủ yếu ở bí mật 25 năm truớc. Tội ác ghê tởm nhất trong nền văn minh nhân loại – ấu dâm, đã huỷ hoại cuộc đời một cô gái xinh đẹp rạng rỡ như mặt trời, một hoạ sĩ tài ba, một người khác trở nên xấu xa thối rửa và cả những người xung quanh họ. Điều tồi tệ hơn chính là các nạn nhân đã bị buộc phải im lặng. Điều tiếng thế gian không phải tầm thường.Tôi biết nhiều trường hợp nạn nhân hoặc/và gia đình nạn nhân của bạo lực tình dục lựa chọn thoả hiệp với kẻ thủ ác thay vì đứng lên tố cáo. Họ sợ bị chỉ trỏ bàn tán sau lưng, sợ bị kỳ thị. Nhưng thật ra, nhiều lúc, chỉ khi tội ác bị trừng phạt, nạn nhân mới được giải thoát.
Tôi khốn khổ với nhớ tên nhân vật trong truyện này. Vì không biết tiếng Thụy Điển nên mấy cái tên đậm chất North German tôi không biết phát âm rồi nhớ thế nào.
Chấm điểm: 7.75, trừ nửa điểm mấy vụ yêu đương bá láp.
—
Hơi spoil:
Tôi thương Alex. Tưởng tượng 1 cô bé 10 tuổi sinh con vì bị cưỡng bức thì kinh khủng đến mức nào. Rồi 1 cách vô ý, sau đó trở thành cách kiếm tiền của bố mẹ, ngày ngày đối mặt với nỗi đau của mình. Tôi mừng vì cô ấy chết trước khi biết bản thân và đứa con bị chối bỏ bởi người cô ấy yêu. Cả đời cô ấy chẳng có mấy ngày được hạnh phúc.
[…] Công chúa băng –> rv tại đây […]