sach

Tác giả: Svetlana Alexievich

Phát hành: Tao Đàn

NXB Hà Nội, tháng 6/2016

Chiến tranh là câu chuyện của đàn ông. Nhưng hơn hai nghìn năm nay, phụ nữ đã bị cuốn vào những cuộc chiến, bất kể họ muốn hay không. Phụ nữ trải qua chiến tranh bằng cảm xúc của họ. Không vĩ đại theo cách những kẻ lãnh đạo lừa mị dân chúng, họ vĩ đại từ những điều nhỏ bé nhất, những điều bọn mị dân kia cho là đáng xấu hổ, bôi nhọ “cuộc chiến tranh thần thánh”.

Tác phẩm là tập hợp các bản ghi lời kể của những phụ nữ Nga sống sót sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Bạn sẽ chẳng thể có một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến hay thậm chí một góc của tấm hình, chỉ là những nét chấm phá nhỏ nhưng là một phần linh hồn của nó. Bạn sẽ thấy quen thuộc bởi nhiều câu chuyện, nhiều hình ảnh ấy đã được nhắc đi nhắc lại khi nói về hai chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng chỉ là câu chuyện nghe quen thôi, chứ cảm xúc thì chẳng bao giờ quen được. Làm sao có thể quen với những điều như thế này.

“Cùng chúng tôi có một nữ điện báo viên. Cô vừa sinh dậy. Đứa bé còn rất nhỏ, phải cho bú. Nhưng người mẹ không đủ ăn, thiếu sữa, và đứa bé khóc. Bọn SS ở rất gần… Với cả chó. Nếu chúng nghe được, thì chúng tôi chết hết. Cả đội. Ba chục người… Cô hiểu không?

Chúng tôi có một quyết định…

Không ai dám truyền đạt lệnh của người chỉ huy, nhưng tự người mẹ đoán ra. Cô nhận đứa bé địu trên người xuống nước và giữ hồi lâu… Đứa bé không còn rống lên nữa. Nó đã chết. Và chúng tôi không ai dám ngước mắt lên nữa. Về phía người mẹ, và về bất cứ người nào trong chúng tôi…”

Trong số chúng tôi có một phụ nữ tên là Zajarskaia. Cô có một đứa con gái, Valerria, bảy tuổi. Chúng tôi có nhiệm vụ làm nổ nhà ăn nơi bọn Đức ăn uống. Chúng tôi quyết định đặt một quả bom trong lò sưởi, nhưng phải đưa được nó tới đó. Người mẹ bèn tuyên bố con gái cô sẽ nhận việc ấy.”

“Cố có hai đứa con gái. Cả hai đều còn nhỏ… xem nào, chúng có thể mấy tuổi?… chừng sáu, bảy tuổi. Cô dắt tay chúng và đi khắp thành phố để dò xem xe quân sự nào đỗ ở đấy và tại ví trí nào. Nếu một tên lính gác gọi cô, cô há mồn và làm ra vẻ ngây ngô. Cô đã làm thế nhiều năm… Người mẹ sẵn sàng hy sinh các con gái của mình.”

Một đoạn khác, tôi không nhớ trang để trích lại đây: bố ra trận, cả nhà rất đói. Lũ con nheo nhóc khóc lóc đòi ăn, nhất là những đứa nhỏ nhất. Một hôm, có tiếng đứa con gái thút thít: “Mẹ ơi, đừng nhận nước con. Con sẽ không đòi ăn nữa đâu. Con hứa đấy.” Nhưng từ sau hôm đó, cô bé không còn xuất hiện nữa (Bạn hiểu đúng rồi đấy. Người mẹ đã giết con gái mình). Nhưng cái đói vẫn tiếp diễn. Người ta tìm thấy bà treo cổ trên cây và lũ con đang đòi ăn bên cạnh.

Tôi nghĩ đến những người mẹ Việt Nam anh hùng, những nữ thanh niên xung phong, và cả những cô gái nhỏ. Họ là người gánh chịu đau đớn nhiều nhất.

Tôi bỗng sợ một ngày nào đó, một thông tin đột ngột (với người dân thôi) được tung ra rằng Chiến tranh bắt đầu. Và thế là cuộc sống hiện tại sụp đổ, không chỉ với mình tôi, mà với hàng trăm triệu người khác, không chỉ đất nước tôi mà còn trên đất  nước đối phương. Sinh linh đồ thán.

Vô số con người đứng lên chiến đấu. Đổi lại cái gì thì tôi cũng chẳng hiểu nữa. Là những bức tượng bị ăn cắp vật liệu? Là việc đất nước bị giày xéo bởi chính con dân của mình? Mà thôi, không bàn chuyện chính trị. Đây chỉ là giới thiệu một cuốn sách thôi.

Tôi đánh giá cao cái nhìn của tác giả về chiến tranh. Tuy nhiên, tôi nghĩ cuốn này hợp với Pulitzer hơn là Nobel.

One thought on “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *