Trước khi biên tập, tôi thường hỏi tác giả muốn biên tập ở mức độ nào. Có người chỉ muốn tôi sửa chính tả, dấu câu, ngữ pháp; có người muốn sửa cả câu từ, cấu trúc… Hôm nay, tôi đọc được một bài thắc mắc trên nhóm Biên tập sách; người viết ẩn danh băn khoăn “biên tập như nào cho đúng và đủ”. Có lẽ câu hỏi này là thắc mắc của không ít người. Hy vọng bài viết dưới đây cung cấp được cho bạn đọc một số thông tin hữu ích.
Biên tập sách văn học có nhiều phong cách khác nhau, tùy thuộc vào thể loại sách, đối tượng độc giả, nhu cầu của tác giả và quan điểm của biên tập viên (BTV).

Đây là dạng biên tập mang tính tổng thể, tập trung xem xét chỉnh thể tác phẩm. Các yếu tố cơ bản bao gồm: cốt truyện, cấu trúc, xây dựng nhân vật, nhịp độ, góc nhìn, phong cách kể chuyện và thời gian kể chuyện.
BTV sửa đổi hoặc đề xuất tác giả chỉnh sửa một số phần hoặc thay đổi tình tiết để phù hợp hơn với mạch truyện, tâm lý nhân vật hoặc thông điệp. Một số BTV còn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thậm chí cả yếu tố thể loại và tính thương mại của tác phẩm. Ngoài ra, họ còn có thể đánh giá cách tác phẩm thể hiện các nhóm yếu thế hoặc chủ đề nhạy cảm.
Biên tập sâu phù hợp với tác phẩm có tiềm năng nhưng còn nhiều điểm chưa mượt mà về diễn đạt hoặc cấu trúc lỏng lẻo.
Lưu ý: Biên tập sâu hay biên tập phát triển không phải là sửa lỗi chính tả, ngữ pháp hay dấu câu.

Một số quan điểm coi Line Editing tương đương với Substantive Editing hoặc Stylistic editing (biên tập phong cách).
Biên tập câu là chỉnh sửa, tập trung vào phong cách diễn đạt. Một câu văn mạnh mẽ sẽ nâng tầm câu chuyện, trong khi một câu kém chất lượng có thể phá hỏng nó. Biên tập ở cấp độ này giúp cải thiện cách viết để câu chữ trở nên rõ ràng, mạch lạc và có sức thuyết phục.
Khi biên tập câu, BTV sẽ chú ý đến:
• Sự chân thực trong cách diễn đạt và lựa chọn từ ngữ theo giọng điệu nhân vật.
• Tính nhất quán trong tính cách nhân vật và cách thể hiện.
• Sự rõ ràng và thống nhất trong góc nhìn và phong cách kể chuyện.
• Tránh những câu văn sáo rỗng và ẩn dụ vụng về.
• Cách đối thoại truyền tải giọng điệu, cảm xúc và ý định của nhân vật.
• Tốc độ và nhịp điệu của câu văn, tránh lặp từ hoặc diễn đạt quá dài dòng.
• Sự nhất quán và hiệu quả của thì động từ.
• Chuyển từ kể sang tả (Show, don’t tell).
BTV có thể biên tập toàn bộ bản thảo để cải thiện câu chữ hoặc chỉnh sửa một phần nhỏ để tác giả có thể học hỏi và áp dụng cho phần còn lại của tác phẩm.
Biên tập câu KHÔNG sửa lỗi cốt truyện, chủ đề hay nhịp độ.

Dạng biên tập này mang tính kỹ thuật nhiều hơn. BTV sẽ kiểm tra:
• Trình tự chương.
• Sự thống nhất trong cách viết danh từ riêng.
• Cách đánh dấu và chấm câu trong hội thoại.
• Khoảng cách giữa các chữ, từ, dòng và đoạn.
• Tính hợp lý của dòng thời gian, môi trường và đặc điểm nhân vật.
• Chính tả, ngữ pháp, cú pháp, dấu câu, gạch nối và viết hoa.
• Định dạng tài liệu theo tiêu chuẩn.
Biên tập sao chép nên được thực hiện trong một lần duy nhất trên toàn bộ bản thảo để tránh lỗi không nhất quán.
Ngoài ra còn có Biên tập tối giản hay Biên tập bảo toàn giọng văn (Minimalist Editing): Giữ nguyên phong cách viết của tác giả, chỉ chỉnh sửa ở mức tối thiểu để cải thiện sự rõ ràng mà không làm mất chất riêng. Lối biên tập này phù hợp với những tác phẩm có giọng văn độc đáo hoặc mang tính nghệ thuật cao (hoặc tác giả có cái tôi cao, cực kỳ tự tin với trình độ của mình bất chấp thực tế
)

Bài viết không đề cập đến proof reading một cách có chủ đích 

Đ𝑖𝑛ℎ 𝑃ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 𝐿𝑦 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝.
—-
Liên hệ tư vấn xuất bản sách
Đinh Phương Ly, M.Sc.
📧 Email: dinhphuongly.DPL@gmail.com


