“Người tù bé nhỏ” Elliott đã không có bất kỳ sự trợ giúp nào trong suốt nhiều năm. Vậy điều gì đã khiến cô đủ can đảm đứng lên chống lại những kẻ hà hiếp mình? Câu trả lời là “một cuốn sách”. Có lẽ bạn đã nhiều lần nghe nói về “books save my life” và đây chính là một ví dụ điển hình.
Trong “ngục tù” của bạo hành thể xác lẫn tinh thần, Elliott đã gặp cuốn “A child called “it”” của Dave Pelzer. Đây là tự truyện của Dave về 8 năm bị mẹ đẻ ngược đãi trong khi cha – thần tượng của cậu ngó lơ. Vụ việc này từng làm chấn động nước Mỹ bởi mức độ khủng khiếp của nó, nhiều người bị kết tội vì đã để một đứa trẻ bị đánh đập, hành hạ mà không can thiệp.
Dave bị mẹ đánh đập, bỏ đói, bắt lao động trong điều kiện tồi tệ. Bà mẹ nghiện rượu này còn nghĩ ra đủ thứ khốn kiếp để hành hạ con (chỉ mình Dave thôi, những đứa khác không sao) như bắt uống nước tiểu, ăn chỗ thức ăn vừa nôn ra, phân trong bỉm đứa em… Bà ta dí tay Dave lên bếp gas, đâm dao vào bụng Dave… Tất cả những thứ này, đều coi là “trò chơi”.
Dave đã cố gắng sống sót và tồn tại, luôn luôn nghĩ rằng mai là một ngày mới và mẹ sẽ lại là mẹ hiền dịu của ngày hôm qua. Vậy mà tận 8 năm sau, Dave mới được giải cứu và tách ra khỏi người mẹ quỷ dữ này. Cho dù thế, anh vẫn mất vô số thời gian để hồi phục những chấn thương tâm lý. Lòng can đảm của Dave đã truyền cảm hứng cho nhiều người, trong đó có Elliott.
Dave đặt tên cho cuốn sách đầu tiên của mình là A child called “it” bởi trong thời gian bị mẹ ngược đãi, cậu bé bị gọi là “it” – đại từ dùng để chỉ vật trong tiếng Anh, thay vì “him”. Trong Người tù nhỏ bé, có lẽ người dịch chưa đọc cuốn này nên đã dịch A child called “it” là “đứa trẻ gọi chúng là như thế”, hoàn toàn không diễn tả được ý nghĩa của nhan đề.
A child called “it” được xuất bản tại Việt Nam dưới cái tên Đứa trẻ lạc loài.
[…] Sách liên quan: A child called “it” […]
[…] đập chết thật hoặc gặp được ai đó, cái gì đó, như với Jane là cuốn A child called “it”, khiến cô thay đổi suy nghĩ mình là một kẻ bỏ đi. Điều này không dễ xảy […]